Hướng dẫn khắc phục lỗ hổng bảo mật CVE-2019-11477 trên Cloud365
Hướng dẫn khắc phục lỗ hổng bảo mật CVE-2019-11477 trên Cloud365
Nơi chứa các tài liệu tham khảo của dịch vụ Cloud365.
Webvirtmgr là một trong những công cụ quản lý máy ảo KVM. Nó có chức năng gần giống với virt-manager khi có thể kết nối đến nhiều host KVM để có thể quản lý tập trung các VM trên các máy đó. Nhưng nó có một ưu điểm đặc biệt hơn so với virt-manager đó là với virt-manager đó là ta chỉ có thể làm việc tại máy cài virt-manager. Còn với Webvirtmgr ta có thể làm việc với các VM ở bất kỳ đâu có internet.
Một máy cài đặt hệ điều hành CentOS 7 có cấu hình tối thiểu 1 CPU, 1 GB RAM và có 1 card mạng.
Ít nhất một máy CentOS 7 đã cài đặt KVM để kiểm tra lại webvirtmgr đã hoạt động.
Vì đây là môi trường lap nên tôi dùng địa chỉ IP private nên chỉ có thể quản truy cập vào Webvirtmgr trong môi trường mạng LAN. Nếu bạn muốn truy cập vào Webvirtmgr ở bất kỳ đâu thì bạn Server cài Webvirt của bạn cần có IP public.
Trong môi trường lab nên tôi tiến hành tắt firewalld và selinux trên server cài Webvirtmgr
systemctl stop firewalld
setenforce 0
Bước 1: Cài một số gói cần thiết
yum install epel-release
yum -y install git python-pip libvirt-python libxml2-python python-websockify supervisor nginx cyrus-sasl-md5
yum -y install gcc python-devel
pip install --upgrade pip
pip install numpy
Bước 2: Clone Webvirtmgr từ GitHub và cài đặt
git clone git://github.com/retspen/webvirtmgr.git
cd webvirtmgr
pip install -r requirements.txt
Sau đó ta chạy lệnh để thiết lập môi trường Django và tạo ra một tài khoản để đăng nhập Webvirtmgr
./manage.py syncdb
Nó sẽ hiển thị để cho ta nhập một số thông số cần thiết như username, địa chỉ E-mail, và password
You just installed Django's auth system, which means you don't have any superusers defined.
Would you like to create one now? (yes/no): yes
Username (leave blank to use 'root'):
Email address:
Password:
Password (again):
Superuser created successfully.
Installing custom SQL ...
Installing indexes ...
Installed 6 object(s) from 1 fixture(s)
Sau đó tiếp tục chạy lệnh
./manage.py collectstatic
Move thư mục webvirtmgr
và trong thư mục /var/www
mkdir /var/www
cd ../
mv webvirtmgr /var/www/
Bước 3: Cài đặt nginx
Mở file webvirtmgr
(ban đầu file này chưa tồn tại câu lệnh bên dưới cũng tiến hành tạo file)
vi /etc/nginx/conf.d/webvirtmgr.conf
Thêm vào file những dòng như sau
server {
listen 80 default_server;
server_name $hostname;
access_log /var/log/nginx/webvirtmgr_access_log;
location /static/ {
root /var/www/webvirtmgr/webvirtmgr; # or /srv instead of /var
expires max;
}
location / {
proxy_pass http://127.0.0.1:8000;
proxy_set_header X-Real-IP $remote_addr;
proxy_set_header X-Forwarded-for $proxy_add_x_forwarded_for;
proxy_set_header Host $host:$server_port;
proxy_set_header X-Forwarded-Proto $scheme;
proxy_connect_timeout 600;
proxy_read_timeout 600;
proxy_send_timeout 600;
client_max_body_size 1024M; # Set higher depending on your needs
}
}
Vào file /etc/nginx/nginx.conf
vi /etc/nginx/nginx.conf
Comment lại những dòng sau:
# server {
# listen 80 default_server;
# listen [::]:80 default_server;
# server_name _;
# root /usr/share/nginx/html;
#
# # Load configuration files for the default server block.
# include /etc/nginx/default.d/*.conf;
#
# location / {
# }
#
# error_page 404 /404.html;
# location = /40x.html {
# }
#
# error_page 500 502 503 504 /50x.html;
# location = /50x.html {
# }
# }
Restart và enable nginx
service nginx restart
systemctl enable nginx
Cho phép Webvirtmgr khởi động cùng hệ thống
/usr/sbin/setsebool httpd_can_network_connect true
chkconfig supervisord on
Bước 4: Setup Supervisor
Cấp quyền cho người dùng
chown -R nginx:nginx /var/www/webvirtmgr
Mở file webvirtmgr.ini
(file này ban đầu cũng chưa tồn tại)
vi /etc/supervisord.d/webvirtmgr.ini
Thêm vào những dòng sau:
[program:webvirtmgr]
command=/usr/bin/python /var/www/webvirtmgr/manage.py run_gunicorn -c /var/www/webvirtmgr/conf/gunicorn.conf.py
directory=/var/www/webvirtmgr
autostart=true
autorestart=true
logfile=/var/log/supervisor/webvirtmgr.log
log_stderr=true
user=nginx
[program:webvirtmgr-console]
command=/usr/bin/python /var/www/webvirtmgr/console/webvirtmgr-console
directory=/var/www/webvirtmgr
autostart=true
autorestart=true
stdout_logfile=/var/log/supervisor/webvirtmgr-console.log
redirect_stderr=true
user=nginx
Restart supervisord
systemctl restart supervisord
Đến đây bạn đã cài đặt xong Webvirtmgr. Bạn mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ của server cài webvirtmgr. Kết quả như sau:
Để Webvirtmgr có thể kết nối đến Host KVM và quản lý được các VM trong host KVM ta cần cấu hình một số thông tin sau trên host KVM
Trên môi trường lab nên tôi cũng tiến hành tắt firewalld
systemctl stop firewalld
Nếu ko muốn bạn có thể mở port 16509
để webvirtmgr có thể kết nối đến
Trước tiên cần cài gói libvirt
yum install libvirt
Thực hiện lần lượt các lệnh sau
sed -i 's/#listen_tls = 0/listen_tls = 0/g' /etc/libvirt/libvirtd.conf
sed -i 's/#listen_tcp = 1/listen_tcp = 1/g' /etc/libvirt/libvirtd.conf
sed -i 's/#tcp_port = "16509"/tcp_port = "16509"/g' /etc/libvirt/libvirtd.conf
sed -i 's/#listen_addr = "192.168.0.1"/listen_addr = "0.0.0.0"/g' /etc/libvirt/libvirtd.conf
Lưu ý nếu bạn không muốn xác thực trong quá trình kết nối qemu+tcp ta thực hiện lệnh sau (chỉ nên dùng trong môi trường lab)
sed -i 's/#auth_tcp = "sasl"/auth_tcp = "none"/g' /etc/libvirt/libvirtd.conf
Còn nếu bạn muốn xác thực để tiến hành kết nối qemu+tcp bạn thực hiện câu lệnh sau
sed -i 's/#auth_tcp = "sasl"/auth_tcp = "sasl"/g' /etc/libvirt/libvirtd.conf
Tiếp tục thực hiện các lệnh sau:
sed -i 's/#user = "root"/user = "root"/g' /etc/libvirt/qemu.conf
sed -i 's/#group = "root"/group = "root"/g' /etc/libvirt/qemu.conf
sed -i 's/#LIBVIRTD_ARGS="--listen"/LIBVIRTD_ARGS="--listen"/g' /etc/sysconfig/libvirtd
Restart lại libvirtd
systemctl restart libvirtd
Nếu bên trên bạn để xác thực kết nối qemu+tcp thì bạn cần thực hiện thêm một lệnh sau:
Tiến hành cài đặt gói cyrus-sasl-md5
yum install cyrus-sasl-md5
sed -i 's/mech_list: gssapi/#mech_list: gssapi/g' /etc/sasl2/libvirt.conf
sed -i 's/#sasldb_path: /etc/libvirt/passwd.db/#sasldb_path: /etc/libvirt/passwd.db/g' /etc/sasl2/libvirt.conf
Sau đó tiến hành restart lại libvirtd
systemctl restart libvirtd
Sau đó ta cần tạo user để xác thực cho kết nối qemu+tcp
Tạo user
saslpasswd2 -a libvirt username
Show các user
sasldblistusers2 -f /etc/libvirt/passwd.db
Để xóa user
saslpasswd2 -a libvirt -d username
Truy cập vào đỉa chỉ của server cài webvirt ta có giao diện như sau
Ta dùng tài khoản ta tạo ở bên trên để đăng nhập vào. Để kết nối đến máy KVM click và Add connection
Chỉ ra tên để phân biệt với các kết nối khác và IP của KVM muốn kết nối. Tên đăng nhập và mật khẩu là tên user và mật khẩu bạn vừa tạo bên trên
Kết nối thành công sẽ hiện lên giao diện như sau
Sau đó bạn click vào kết nối đó chọn Storages
sau đó là New storages
để tạo vị trí lưu các file khi tạo máy ảo
Chọn thư mục chứa disk của VM
Chọn thư mục lưu file XML của VM
Tôi lưu file ISO tại thư mục root
nên tôi add thêm nó vào để có thể tìm thấy file ISO khi tạo VM
Bạn cũng có thể thiết lập mạng cho các VM bằng cách click vào Networks
Để tạo VM trước tiên ta cần tạo cho VM đó 1 file image. Để tạo file nào ta vào Storage
chọn vị trí lưu file image trong các thư mục ta vừa thêm ở bên trên sau đó chọn Add image
Chọn tên image, định dạng và dung lượng
Chọn New instance
để tạo VM
Chọn Custom instance
Chú ý các thông số tên VM, số CPU, dung lượng RAM, HDD để chỉ ra file image của VM trỏ đến file vừa tạo, network để chọn mạng cho VM
Chọn hệ điều hành cho VM bằng cách chỉ ra file ISO
Start VM
Để hiển thị màn hình VM click vào biểu tượng như trên hình của VM
Đến đây ta đã tạo thành công công cụ Webvirtmgr trên CentOS 7 và biết một số bước cơ bản để tạo VM trên webvirtmgr. Để biết cách cài đặt Webvirtmgr trên Ubuntu 16 bạn tham khảo tại đây. Trong bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót rất mong được sự góp ý của các bạn.
Chúc bạn thành công!
Tài liệu tham khảo
https://scottstechblog.com/2017/04/21/webvirtmgr/
Thực hiện bởi cloud365.vn